Giá phân bón hôm nay ngày 11/04/2022: Giá phân bón các loại tiếp tục chửng ở mức cao. Lượng Ure nhập nhẩu của Việt Nam dự kiến tăng trở lại trong tháng 4 trong khi lượng Ure xuất khẩu giữ xu hướng giảm từ tháng 2/2022. Nguồn cung MOP nhập khẩu về Việt Nam đã giảm dần từ tháng 12/2021 đến nay trong bối cảnh nguồn cung Kali thế giới bị thiếu hụt.
Nguồn cung NPK thế giới dự kiến sẽ sớm được bổ sung khi một số nhà sản xuất ở Châu Âu có kế hoạch quay lại sản xuất sau khi giảm công suất hoạt động hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn do chi phí khí đốt cao và việc Nga sẽ tăng hạn ngạch xuất khẩu phân bón so với các mức hạn ngạch đưa ra trước đó
Giá phân bón đang ở mức cao như hiện nay trong khi giá nông sản đi xuống đẩy nhiều nông dân Miền Tây rơi vào cảnh thua lỗ nặng.
Ông Trần Văn Cần – nông dân ở xã Trường Long (huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ – cho biết: Năm vừa rồi ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giá phân bón tăng liên tục. Sang năm 2022, giá phân bón chẳng những không hạ nhiệt mà tiếp tục tăng. Mới đây đã tăng lên bình quân từ 50.000 – 200.000đ/bao, cao nhất là phân Urê.
“Nhà tôi có 15 công đất trồng mít Thái, lúc ra bông đến thu hoạch là 6 tháng, để trái đủ tiêu chuẩn bán phải đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu. Qua 3 đợt bón phân, chi phí cho 1 năm là 100 triệu tiền phân bón, chưa kể tiền nhân công. Hiện tại mít Thái rớt giá từ 5.000 – 8.000đ/kg, thậm chí không có người mua. Tính sơ sơ năm nay tui lỗ 80 triệu chi phí tiền phân bón” – ông Cần cho biết.
Không chỉ nhà vườn thua lỗ, giá phân tăng kỷ lục cũng khiến nông dân trồng lúa lâm vào cảnh khó khăn.
“Không biết tiền đâu trả cho đại lý, mấy ngày nay đại lý gọi tôi chưa dám nhấc máy, nếu tăng thế này nông dân làm gì ăn” – nông dân Nguyễn Phước Tượng, ngụ huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, than thở. ông Tượng cho biết, nhà ông có tất cả 12 công ruộng. Lúa đã đến kỳ thu hoạch vụ đông xuân nhưng chưa ai đến mua. Với giá lúa và năng suất hiện tại, 12 công lúa của ông Tượng, nếu cân cho “cò” lúa được gần 42 triệu, trong khi tiền phân bón từ đầu mùa vụ đến nay đã hết 80 triệu. Trong khi mọi năm thời điểm chưa tăng giá, chi phí phân bón ông bỏ ra chưa bằng một nửa.
Ông Nguyễn Thanh Thiện – đại lý chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật ở quận Cái Răng (TP Cần Thơ) – cho biết: “Tôi kinh doanh phân bón 20 năm nay, chưa từng thấy ế ẩm như vậy. Nếu tính từ năm 2020 đến hiện tại, giá phân đang cao nhất trong lịch sử”.
Theo ông Thiện, với giá phân bón hiện tại, không chỉ nông dân thua lỗ nặng mà đại lý cũng gặp không ít khó khăn.
Thứ nhất, đại lý đa số bán gối đầu cho nông dân, đến kỳ thu hoạch thanh toán tiền sau; nhưng giá phân tăng, nông dân không đủ tiền thanh toán, đại lý không thu được kéo theo không đủ để trả công ty, có nguy cơ đại lý của ông không cầm cự nổi, do thiếu hụt vốn.
Thứ hai, tình trạng phân bón tăng giá liên tục mang tâm lý bất an cho nông dân, không còn mặn mà sản xuất nên đại lý cũng ế ẩm.
#giá_phân_bón #nhà_nông #miền_tây #giaphanbon #giaure #giaphan #giadam #gianpk #giakali #nongnghiep #fertilizer #vậttưnôngnghiệp
giá sầu riêng hôm nay | giá cả thị trường | thị trường nông sản | giá phân bón hôm nay