Giá lúa gạo cuối tuần tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang sau khi tăng nhẹ trờ lại ngày hôm qua. Hiện một số địa phương đang tích cực đưa ra các giải pháp gỡ khó cho tiêu thụ lúa gạo, các kho cũng mở cửa thu mua lại nhiều hơn.
Một số địa phương cũng đã triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa thuận lợi nhất. Điển hình như Huyện Thoại Sơn An Giang áp dụng các biện pháp như sau: Về công tác vận chuyển, thu hoạch và lưu thông lúa, áp dụng nguyên tắc sản xuất xã nào thì sử dụng máy gặt đập liên hợp và nhân công thu hoạch lúa tại xã đó. Trước khi máy gặt đập liên hợp và nhân công vào thu hoạch lúa phải thực hiện xét nghiệm nhanh – chi phí xét nghiệm từ nguồn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang.
Đối với nhóm phương tiện vận tải thủy để thu mua lúa trên địa bàn tỉnh, thực hiện kiểm tra xét nghiệm nhanh khi đi vào địa bàn huyện theo quy định. Kinh phí xét nghiệm dịch Covid -19 do thương lái (hoặc doanh nghiệp) tự chi trả. Khi thương lái (hoặc doanh nghiệp) trong tỉnh di chuyển để thu mua lúa trên địa bàn tỉnh thì không bị cách ly khi trở về địa phương.
Về việc bốc xếp vận chuyển lúa, thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, sử dụng lực lượng lao động tại địa phương. Thành lập các tổ bốc xếp lúa, trong đó ưu tiên lực lượng làm lao động bốc xếp trên địa bàn xã tham gia vào các tổ này và tiến hành hỗ trợ kiểm tra xét nghiệm nhanh các đối tượng này nhằm hỗ trợ tốt việc thu hoạch và vận chuyển lúa trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó việc thu mua lúa gạo dự trữ từ đề xuất của Bộ Công Thương hiện nay vẫn chưa được triển khai. “Hiện nay, 10 danh nghiệp xuất khẩu lớn nhất trong danh sách của Bộ Công Thương thì có hai doanh nghiệp là Tổng công ty lương thực miền Bắc và Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 1 và Vinafood 2) nhưng hai đơn vị này lại “án binh bất động”, kho để trống không biết lý do tại sao”. Hy vọng các Tổng công ty sẽ sớm có giải pháp để giúp bà con nông dân vượt qua thời kỳ khó khăn này.
giá sầu riêng hôm nay | giá cả thị trường | thị trường nông sản